SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
|
DANH MỤC
CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIẢI QUYẾT TẠI BỘ PHẬN VĂN PHÒNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
1. Hướng dẫn thủ tục cấp bản sao bằng tốt nghiệp
2. Hướng dẫn thủ tục chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp
3. Xác minh văn bằng, chứng chỉ
4. Cấp bản sao bảng điểm
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
6. Cấp các loại giấy chứng nhận cho học sinh
7. Tiếp nhận học sinh từ các tỉnh khác về Hà Nội
8. Chuyển trường cho học sinh ra ngoại tỉnh
9. Chuyển trường cho học sinh trong thành phố
10. Tiếp nhận học sinh người nước ngoài về học tại trường
11. Đăng ký dự thi Nghề phổ thông
12. Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
13. Phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT
14. Đặc cách tốt nghiệp THPT
15. Đề nghị cấp giấy phép dạy thêm trong nhà trường
16. Đề nghị cấp giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường
17. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT
QUI TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Hướng dẫn thủ tục cấp bản sao bằng tốt nghiệp
a/ Đối tượng thực hiện: Cá nhân
b/ Hồ sơ - điều kiện:
Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp (theo mẫu của Sở GD&ĐT Hà Nội)
- ảnh cỡ 3x4
- Bản sao chứng minh thư nhân dân (kèm bản gốc kiểm tra, đối chiếu).
c/ Các bước thực hiện:
- Cá nhân kê khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ của trường THPT Nguyễn Văn Cừ.
- Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình CMND hoặc hộ chiếu.
- Cán bộ tiếp nhận căn cứ vào hồ sơ gốc được lưu giữ tại trường xác nhận đầy đủ vào các mục trong hồ sơ của cá nhân.
- Hướng dẫn cá nhân nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng hình thức trực tuyến.
d/ Thời gian giải quyết:
- Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
e/ Lệ phí:
Theo Thông tư Liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực. 0 đồng
2. Hướng dẫn thủ tục chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp:
a/ Đối tượng thực hiện: Cá nhân
b/ Hồ sơ - điều kiện:
Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp bản đính chính bằng tốt nghiệp (theo mẫu của Sở GD&ĐT Hà Nội)
- Ảnh cỡ 3x4
- Bản sao chứng minh thư nhân dân (kèm bản gốc kiểm tra, đối chiếu).
- Học bạ cấp 2 (bản gốc + bản phô tô)
- Bằng tốt nghiệp THCS (bản gốc + bản phô tô)
- Giấy khai sinh (bản gốc + bản phô tô)
- Học bạ THPT (bản gốc + bản phô tô)
- Bằng tốt nghiệp THPT (bản gốc + bản phô tô)
- Học bạ THPT (bản gốc + bản phô tô)
c/ Các bước thực hiện:
- Cá nhân kê khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ của trường THPT Nguyễn Văn Cừ.
- Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình CMND hoặc hộ chiếu.
- Cán bộ tiếp nhận căn cứ vào hồ sơ gốc được lưu giữ tại trường xác nhận đầy đủ vào các mục trong hồ sơ của cá nhân.
- Hướng dẫn cá nhân nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng hình thức trực tuyến.
d/ Thời gian giải quyết:
- Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
e/ Lệ phí:
Theo Thông tư Liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực. 0 đồng
3. Xác minh văn bằng, chứng chỉ:
a/ Đối tượng thực hiện: Cơ quan, Tổ chức
b/ Hồ sơ - điều kiện:
Cơ quan, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Công văn xin xác minh văn bằng, chứng chỉ.
- Giấy giới thiệu của cơ quan.
- Các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến văn bằng, chứng chỉ.
c/ Các bước thực hiện:
- Cá nhân đại diện cơ quan kê khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ của trường THPT Nguyễn Văn Cừ.
- Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình CMND hoặc hộ chiếu.
- Cán bộ tiếp nhận căn cứ vào hồ sơ gốc được lưu giữ tại trường xác nhận đầy đủ vào các mục trong hồ sơ của cơ quan.
- Hướng dẫn nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
d/ Thời gian giải quyết:
- Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
e/ Lệ phí:
Theo Thông tư Liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực. 0 đồng
4. Cấp bản sao bảng điểm:
a/ Đối tượng: Cá nhân
b/ Hồ sơ - điều kiện:
c/ Các bước thực hiện:
- Căn cứ vào đơn đề nghị của cá nhân, cán bộ tiếp nhận giải quyết hồ sơ căn cứ vào hồ sơ gốc được lưu giữ tại trường tiến hành xác minh vào giấy đề nghị cấp lại bản sao bảng điểm cho cá nhân
Giấy tờ cần chuẩn bị: - Đơn xin cấp lại bản sao bảng điểm
- Ảnh 3x4
- Cán bộ tiếp nhận căn cứ vào hồ sơ gốc được lưu giữ tại trường cấp bản sao bảng điểm cho cá nhân.
d/ Thời gian giải quyết:
- Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
e/ Lệ phí:
Theo Thông tư Liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực. 0 đồng
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a/ Đối tượng thực hiện: Cá nhân
b/ Hồ sơ - điều kiện:
- Đơn khiếu nại, tố cáo.
- Các tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo
c/ Các bước thực hiện:
*Thủ tục tiếp nhận đơn thư.
- Trường hợp tổ chức, công dân đến phản ánh thông qua đơn, thư :
Bộ phận văn thư khi nhận đơn thư, chuyển về Hiệu trưởng xử lý theo quy trình nhận văn bản. Bộ phận có liên quan có trách nhiệm xem xét, báo cáo, đề xuất với Hiệu trưởng về quy trình và hướng giải quyết.
- Trường hợp tổ chức, công dân đến phản ánh trực tiếp:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn công dân, tổ chức làm việc trực tiếp với bộ phận tiếp công dân.
* Về thời hạn giải quyết đơn thư
Hiệu trưởng có trách nhiệm phân loại đối với từng đơn thư, xem xét giải quyết kịp thời, đúng thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Cụ thể:
- Đối với đơn khiếu nại:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Hiệu trưởng tiến hành thụ lý để giải quyết khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, công dân (sau đây gọi là ngời khiếu nại) biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
Đối với các khiếu nại đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết, nhưng người khiếu nại không nhất trí tiếp tục khiếu nại thì thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
+ Đối với các khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Hiệu trưởng chuyển đơn đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo và chỉ dẫn cho người khiếu nại biết để liên hệ giải quyết.
+ Đối với các khiếu nại đã hết thời hiệu giải quyết, việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng, đã được Toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của Toà án, Hiệu trưởng không xem xét, giải quyết nhưng phải thông báo cho người khiếu nại biết về lý do không giải quyết.
- Đối với đơn tố cáo:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, Hiệu trưởng tiến hành thụ lý để giải quyết;
Thời hạn giải quyết: Không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.
Trường hợp đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì làm thủ tục chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo biết.
- Căn cứ vào đơn khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cán bộ tiếp nhận giải quyết hồ sơ căn cứ vào nội dung vụ việc chuyển đến cấp lãnh đạo có thẩm quyền giải quyết.
d/ Thời gian giải quyết:
- Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
e/ Lệ phí: 0 đồng
6. Cấp các loại giấy chứng nhận cho học sinh:
a/ Đối tượng: Cá nhân
b/ Hồ sơ - điều kiện:
- Cấp lại bản sao văn bằng từ sổ gốc:
Các bước thực hiện:
- Căn cứ vào đơn đề nghị của cá nhân, cán bộ tiếp nhận giải quyết hồ sơ căn cứ vào hồ sơ gốc được lưu giữ tại trường tiến hành xác minh vào giấy đề nghị cấp lại văn bằng bản sao cho cá nhân
Giấy tờ cần chuẩn bị: - Đơn xin cấp lại văn bằng bản sao
Sau khi đơn đề nghị cấp lại của cá nhân đã được xác minh và đóng dấu đầy đủ, cán bộ văn phòng hướng dẫn cá nhân nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT (bộ phận một cửa ) để xin cấp.
* Cấp lại giấy chứng nhận vào lớp 10, giấy chứng nhận nghề phổ thông
Các bước thực hiện:
- Cá nhân là học sinh đang học tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ làm đơn trình bày nêu rõ lý do đề nghị cấp lại.
- Căn cứ vào đơn đề nghị của HS, căn cứ vào sổ gốc được lưu giữ tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ, cán bộ văn phòng làm công văn kính trình Sở GD&ĐT xem xét và giải quyết
d/ Thời gian giải quyết:
- Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
e/ Lệ phí:
Theo Thông tư Liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực. 0 đồng
7. Tiếp nhận học sinh từ các tỉnh khác về Hà Nội
a. Hồ sơ chuyển trường gồm:
Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, có ý kiếntiếp nhận của Hiệu trưởng nhà trường nơi đến ;
Học bạ (nếu chuyển trường giữa năm học phải có Bảng kết quả học tập);
Bản sao Giấy khai sinh;
Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS;
Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT;
Học bạ bản chính hợp lệ của trường THPT nơi chuyển đi. Riêng chuyển tại thời điểm hết học kỳ I thì phải có thêm phiếu xác nhận kết quả Học tập (điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, Trung bình môn học, trung bình các môn) và Đạo đức của học kỳ I có chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu của nhà trường.
Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp;
Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tốt nghiệp (nếu có);
Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về gia định;
Giấy giới thiệu chuyển trường do Sở GD&ĐT tạo nơi đi cấp;
Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn hoặc Quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
b. Quy trình thực hiện:
Học sinh tự liên hệ tại trường THPT xin chuyển đến. Căn cứ vào tình hình thực tế của trường và hồ sơ của học sinh nếu đầy đủ, hợp lệ, Hiệu trưởng ghi ý kiến đồng ý tiếp nhận vào Đơn xin chuyển trường của học sinh. Sau đó học sinh nộp hồ sơ chuyển trường tại Sở GD&ĐT Hà Nội để được xem xét giải quyết.
Sau khi được Sở duyệt cho phép chuyển trường học sinh mới được rút Học bạ, Giấy khai sinh, Bằng tốt nghiệp THCS, Giấy chứng nhận vào lớp 10 THPT, các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tốt nghiệp (nếu có) ở trường cũ để nộp về trường mới. Học sinh được chuyển về trường mới để học tập.
Mỗi năm học, thành phố chỉ có 2 đợt giải quyết chuyển trường cho học sinh: đợt 1 (đầu năm học) từ 01/7 đến 15/8; đợt 2 (cuối học kỳ I) từ 15/01 đến 31/01. Trường hợp đặc biệt, ngoài thời gian quy định trên sẽ do Giám đốc Sở quyết định.
8. Chuyển trường cho học sinh ra ngoại tỉnh:
- Căn cứ công văn hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về hướng dẫn chuyển trường.
a/ Đối tượng thực hiện: Học sinh đang theo học chương trình phổ thông trong các trường công lập thuộc Thành phố Hà Nội.
b/ Hồ sơ - điều kiện:
- Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, có ý kiến tiếp nhận của Hiệu trưởng nhà trường nơi đến;
Học bạ (nếu chuyển trường giữa năm học phải có Bảng kết quả học tập);
Bản sao Giấy khai sinh;
Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS;
Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT;
Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp;
Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tốt nghiệp (nếu có);
Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về gia định;
Giấy giới thiệu chuyển trường của Sở GD&ĐT Hà Nội
c/ Các bước thực hiện:
- Nộp đơn xin chuyển trường tại bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ chuyển trường của trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm.
- Trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm sao, cấp các dữ liệu cần thiết cho học sinh chuyển trường trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phê duyệt.
d/ Thời hạn giải quyết:
Mỗi năm học có 2 đợt giải quyết chuyển trường cho HS: đợt 1 (đầu năm học) từ 01/7 đến 15/8; đợt 2 (đầu học kỳ II) từ 02/01 đến 15/01. Trường hợp đặc biệt, ngoài thời gian quy định trên sẽ do Giám đốc Sở quyết định.
e/ Lệ phí: Không.
9. Chuyển trường cho học sinh trong Thành phố:
- Căn cứ công văn hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về hướng dẫn chuyển trường trong nội bộ Thành phố.
a/ Đối tượng thực hiện: Học sinh đang theo học chương trình phổ thông trong các trường công lập thuộc Thành phố Hà Nội.
b/ Hồ sơ - điều kiện:
- Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký; đối với HS chuyển từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội, đơn phải có ý kiến tiếp nhận của Hiệu trưởng trường THPT xin chuyển đến.
- Học bạ bản chính (nếu chuyển trường giữa năm học phải có Bảng kết quả học tập).
- Bản sao Giấy khai sinh.
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS.
- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT.
- Giấy giới thiệu gửi trường THPT nơi đến trường do Hiệu trưởng trường THPT nơi đi cấp.
- Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tốt nghiệp (nếu có).
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi HS cư trú với những HS có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về gia đình.
c/ Các bước thực hiện:
- Nộp đơn xin chuyển trường, bản sao học bạ và giấy giới thiệu của trường nơi đi tại bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ chuyển trường của trường THPT Nguyễn Văn Cừ.
- Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trường THPT Nguyễn Văn Cừ lập danh sách học sinh chuyển trường trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phê duyệt.
- Sau khi có kết quả phê duyệt của Sở GD&ĐT cá nhân học sinh được phê duyệt chuyển trường nộp đầy đủ hồ sơ gốc cho trường nơi đến.
d/ Thời hạn giải quyết:
Mỗi năm học có 2 đợt giải quyết chuyển trường cho HS: đợt 1 (đầu năm học) từ 01/7 đến 15/8; đợt 2 (đầu học kỳ II) từ 02/01 đến 15/01. Trường hợp đặc biệt, ngoài thời gian quy định trên sẽ do Giám đốc Sở quyết định.
e/ Lệ phí: Không.
10. Tiếp nhận học sinh người nước ngoài về học tại trường:
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ đem đầy đủ các loại hồ sơ chuyển trường theo quy định (Hồ sơ phải đảm bảo các điều kiện sau: Học sinh diện được cấp học bổng theo các Hiệp định, thỏa thuận giữa các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, tổ chức quốc tế; Học sinh diện tự túc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; Học sinh theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam; Điều kiện văn bằng: học sinh người nước ngoài có nguyện vọng vào học tại các trường THPT phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tương đương bằng tốt nghiệp Việt Nam được quy định tại Luật Giáo dục Việt Nam đối với từng bậc học, cấp học) đến nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Sau khi có giấy giới thiệu của Sở Giáo dục và Đào tạo, Cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ đem giấy giới thiệu và các loại hồ sơ theo quy định đến trường trung học phổ thông làm thủ tục nhập học cho học sinh;
Lưu ý:
-Học sinh phải được kiểm tra sức khỏe khi nhập học;
- Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam thì được trả ngay về nước; Khi mắc các bệnh thông thường phải điều trị trong vòng 3 tháng, nếu không đủ sức khỏe cũng được trả về nước;
- Học sinh người nước ngoài trong năm xin học tại Việt Nam được gia hạn thêm một tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học;
b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp và nhận kết quả tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Học sinh phải có đầy đủ hồ sơ bằng tiếng Việt gồm:
-Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký (không quy định mẫu);
- Bản tóm tắt lý lịch;
-Bản sao và bản dịch sang tiếng Việt các giấy chứng nhận cần thiết theo quy định tại Điều 13 của Quyết định số 51/2002/QĐ – BGD & ĐT ngày 25 tháng 12 năm 2002 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo);
- Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước
gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam không quá 6 tháng).
-Ảnh cỡ 4x6 cm (chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
- Số lượng hồ sơ là 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: Tối đa trong 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục & Đào tạo.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Chuyên môn THCS.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT Hà Nội
- Cơ quan phối hợp: Trường THPT.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
h) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :
i) Phí, lệ phí: Không
k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chuyển trường.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 51/2002/QĐ – BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2002 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành “Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”.
11. Đăng ký dự thi Nghề phổ thông:
Căn cứ công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hàng năm về hướng dẫn tổ chức thi Nghề phổ thông.
a/ Đối tượng thực hiện: Học sinh đã học hết chương trình Nghề phổ thông.
b/ Hồ sơ - điều kiện:
* Điều kiện: Đã hoàn thành chương trình Nghề phổ thông.
* Hồ sơ bao gồm:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký dự thi Nghề phổ thông ( có dán ảnh, chữ ký của giáo viên chủ nhiệm).
- Thẻ học sinh.
c/ Các bước thực hiện:
- Học sinh viết đơn nộp cho giáo viên chủ nhiệm.
-Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy nghề vào điểm, ký xác nhận.
- Nộp hồ sơ tại văn phòng trường .
- Trường lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi vào phần mềm quản lý thi gửi đĩa CD chứa dữ liệu đến trường cụm trưởng.
- Trường cụm trưởng xử lý hồ sơ (lập danh sách dự thi, in thẻ dự thi...), chuyển về trường.
- Nhận kết quả tại trường (Thẻ dự thi).
d/ Thời gian giải quyết: Thực hiện theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
e/ Lệ phí: Thực hiện theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
12. Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT:
Căn cứ công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hàng năm về hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT.
a/ Đối tượng thực hiện: Học sinh đã học hết chương trình lớp 12 hệ THPT
b/ Hồ sơ - điều kiện:
* Điều kiện: Đã hoàn thành chương trình lớp 12
* Hồ sơ bao gồm:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi
- Học bạ trung học phổ thông (bản chính);
- Giấy khai sinh (bản sao);
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (bản chứng thực);
- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (bản chính);
- Giấy chứng minh nhân dân (bản chứng thực);
- Các giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có) gồm:
+ Con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, những người được hưởng chính sách như thương binh; con của Anh hùng LLVT ND, Anh hùng lao động;
- Giấy chứng nhận hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích (nếu có) gồm:
+ Chứng nhận nghề phổ thông;
+ Chứng nhận đoạt giải trong các kỳ thi do ngành giáo dục tổ chức hoặc phối hợp với các ngành khác từ cấp tỉnh trở lên tổ chức gồm: thi HS giỏi các môn văn hoá, thi thí nghiệm thực hành (Vật lí, Hoá học, Sinh học), thi văn nghệ, TDTT hội thao giáo dục quốc phòng, vẽ, viết thư quốc tế, thi giải toán trên máy tính bỏ túi;
- Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích nếu nộp sau ngày thi sẽ không có giá trị để xét hưởng cộng điểm.
c/ Các bước thực hiện:
- Cá nhân có nhu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại trường Phổ thông nơi đã học hết chương trình THPT, trong năm tổ chức kỳ thi. Thời gian trường tiếp nhận hồ sơ trước ngày thi 30 ngày.
- Bước 3: Trường lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi vào phần mềm quản lý thi gửi đĩa CD chứa dữ liệu đến Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Bước 4: Phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục ( KT-KĐCLGD) xử lý hồ sơ (lập danh sách dự thi, in thẻ dự thi...), chuyển về trường.
- Bước 5 : Nhận kết quả tại trường (Thẻ dự thi).
d/ Thời gian giải quyết: Thực hiện theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
e/ Lệ phí: Thực hiện theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
13. Phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT:
a) Thí sinh phải có đơn xin phúc khảo bài thi trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả của kỳ thi;
b) Thủ tục:
- Thí sinh nhận và nộp đơn xin phúc khảo bài thi cho trường phổ thông nơi nộp hồ sơ dự thi tốt nghiệp;
- Trường phổ thông lập danh sách thí sinh đề nghị phúc khảo trong đó ghi rõ điểm bài thi của môn xin phúc khảo; sau đó, nộp sở giáo dục và đào tạo danh sách đề nghị phúc khảo và đơn xin phúc khảo bài thi của thí sinh;
- Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đến Hội đồng phúc khảo toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo bài thi.
- Sau khi có kết quả phúc khảo bài thi trường THPT nhận tại Sở và dán niêm yết tại bảng tin nhà trường.
14. Đặc cách tốt nghiệp THPT:
Điều kiện:
- Để được xét đặc cách tốt nghiệp THPT, trước hết HS phải đạt đủ điều kiện dự thi. Tức là phải học đủ các lớp bậc THPT, năm cuối cấp phải đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, không bị xếp loại kém về học lực, không nghỉ học tổng cộng quá 45 buổi học trong năm học đó, không trong thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc mất quyền công dân.
-Nếu có đủ điều kiện dự thi, có hai trường hợp HS được xét đặc cách tốt nghiệp. Trường hợp thứ nhất, HS bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không thể dự thi. Việc ốm đau, việc đột xuất phải xảy ra trong vòng 10 ngày trước ngày tổ chức thi. Qui định này nhằm đảm bảo những trường hợp đề nghị xét đặc cách phải có lý do thật sự chính đáng, bất khả kháng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự thi. Đối tượng phải đạt điều kiện xếp loại học lực và hạnh kiểm cả năm lớp 12 đều từ khá trở lên.
-Trường hợp thứ hai là những HS bị ốm, bị tai nạn hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi; hoặc khi bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt mà bỏ thi một số môn này tự nguyện dự thi số môn còn lại. Để được xét đặc cách tốt nghiệp, đối tượng này cần đạt các điều kiện: điểm bài thi của những môn đã dự thi đều đạt từ 5 điểm trở lên và xếp loại học lực năm cuối cấp từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân có nhu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại trường hoặc trung tâm nơi tổ chức Hội đồng coi thi. Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho Hội đồng chấm thi.
Thời gian: Ngay sau khi kết thúc buổi thi.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn thời gian trả kết quả.
+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho Hội đồng chấm thi. Hội đồng chấm thi căn cứ hồ sơ và các quy định tại Điều 28 của Quy chế thi tốt nghiệp tiến hành các thủ tục thẩm định, xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh. Thời gian: Trong thời gian Hội đồng chấm thi làm việc.
- Bước 4: Nhận kết quả tại trường hoặc trung tâm (Quyết định đặc cách tốt nghiệp).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
2.Cách thức thực hiện: Trực tiếp tạivăn phòng trường hoặc trung tâm GDTX, nơi Hội đồng coi thi và Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT làm việc.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);
- Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp của trường phổ thông nơi đăng kí dự thi.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
6. Kết quả của thủ tục hành chính: Quyết định đặc cách tốt nghiệp.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo mẫu qui định.
10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
- Đặc cách tốt nghiệp khi thí sinh nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong khoảng thời gian Hội đồng coi và chấm thi làm việc.
- Trong năm học về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 có xếp loại đều từ khá trở lên.
(Quy định tại Điều 28 của Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009: Quy chế thi tốt nghiệp).
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giáo dục năm 2005;
- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Công văn số 1772/BGD ĐT-KTKĐCLGD, ngày 11/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: V/v Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông./
15. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT
a. Đối tượng: Học sinh đã tốt nghiệp THCS và đăng ký dự thi vào trường THPT Nguyễn Văn Cừ.
- Căn cứ vào chỉ tiêu được giao và hướng dẫn chi tiết về tuyển sinh lớp 10 của Sở hàng năm trường THPT Nguyễn Văn Cừ ra thông báo về tuyển sinh lớp 10.
b. Các bước thực hiện:
- Nhận số lượng và bản đăng ký dự tuyển thí sinh lớp 10 tại Sở GD&ĐT.
- Tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 theo hướng dẫn của Sở.
- Nhận kết quả thi tuyển sinh lớp 10 tại Sở.
- Thành lập Hội đồng tuyển sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Văn Cừ
- Niêm yết bảng kết quả thi tuyển sinh tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ.
- Thông báo điểm chuẩn, thời gian thu, địa điểm thu hồ sơ nhập học lớp 10 tại bảng tin nhà trường.
c. Hồ sơ nhập học lớp 10 gồm:
* Học bạ THCS (Học bạ chính)
* Giấy khai sinh.
* Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
* Phiếu điểm xét tuyển.
* Phô tô Sổ hộ khẩu (mang theo sổ hộ khẩu gốc để đối chiếu).
* Phiếu đăng ký nhập học (theo mẫu in sẵn).
* Các loại giấy tờ diện ưu tiên (nếu có).
* Giấy chứng nhận đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi (nếu có)
- Văn phòng nhà trường lập danh sách trong phần mềm và nộp đĩa dữ liệu và danh sách chính thức về phòng quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục - Sở GD&ĐT Hà Nội.
- Trường THPT nhận bảng danh sách duyệt chính thức của Sở GD&ĐT.
- Trường THPT biên chế học sinh đầu cấp vào các lớp học mới cho năm học.