Nam Cao là một trong những cây bút bước vào làng văn từ rất sớm. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám ông đã sáng tác khá nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau, trong đó có cả thơ và văn xuôi. Tuy vậy, phải đến khi đứa con tinh thần Chí Phèo ra đời, ông mới thực sự tìm được vị trí của mình trên văn đàn Việt Nam thời ấy. Nhắc đến đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, chúng ta có thể khẳng nhận rằng Chí Phèo là một tác phẩm làm lu mờ các tác phẩm khác cùng thời. Tất cả các nhân vật trong tác phẩm, từ nhân vật chính (Chí Phèo) đến nhân vật phụ (Lí Cường), Đội Tảo, Binh Chức, bà cô Thị Nở…) đều có vai trò nhất định. Thị Nở cũng vậy, tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng xét một cách công bằng thì con người dở hơi, nhà có “mả hủi” này lại có một vai trò không nhỏ trong tác phẩm mà chị ta được sinh ra. Thị Nở được Nam Cao xây dựng rất kì công từ hình thức đến tâm hồn. Đó là một người đàn bà có ngoại hình xấu xí, vừa xấu vừa ngớ ngẩn. Cái xấu của Thị Nở được Nam Cao gói gọn trong 4 từ “ma chê quỷ hờn” Không phải Nam Cao không yêu thương nhân vật của mình, chỉ là ông yêu họ theo một cách khác đặc biệt hơn, như chính con người của họ. Chỉ có như thế Thị Nở mới có thể sánh với Chí Phèo, những người cùng cảnh ngộ……Để biết rõ hơn về tác phẩm Chí Phèo qua nhân vật Thị Nở mời các bạn hãy đọc báo “Giáo dục và thời đại” số 268 (thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2015). Xin trân trọng được giới thiệu!